Dân tộc Kinh Nhuộm răng

Tục ngữ Việt có câu "cái răng cái tóc là góc con người" nên hàm răng đen ngày trước là tối quan trọng, không kém gì mái tóc. Tục nhuộm răng cũng đánh dấu ngưỡng cửa bước vào cuộc đời trưởng thành của mỗi người. Người nào không nhuộm răng thì dư luận cho là người không đứng đắn. Trong một xã hội cổ truyền vốn coi trọng sự suy xét của cộng đồng nói chung thì câu "răng trắng như răng chó" là có ý chê trách. Răng đen cũng là một đặc điểm khác biệt giữa người Việtngười Tàu nên còn có câu: "răng trắng như răng Ngô".

Tục nhuộm răng đối với người Việt thường gắn liền với tục ăn trầu tuy hai tập tục này là hai khía cạnh khác nhau về xã giao và đoàn kết.

Truyền thuyết

Theo các truyện cổ tích Việt Nam thì từ hàng nghìn năm trước người Việt đã có tục nhuộm răng. Theo truyền thuyết Việt Nam tục này đi cùng với tục xăm mìnhăn trầu. Sứ thần của nước Văn Lang đã trả lời vua nhà Chu (Trung Quốc) về tục ăn trầu rằng: "Người Việt có tục ăn trầu để khử mùi ô uế và nhuộm cho răng đen...". Nhưng Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chỉ ghi lại lời vua Hùng về tục xăm mình, còn tục nhuộm răng không thấy.

Theo Lịch sử Việt Nam (tập 1, Nhà xuất bản Khoa Học Xã hội, 1971, trang 48) có đoạn: "Về thời Hùng Vương, ai cũng xăm mình. Ai cũng búi tóc hoặc cắt tóc ngắn. Ai cũng thích đeo hoa tai và nhiều vòng tay. Người ta nhuộm răng, ăn trầu".

Trong bài hịch của vua Quang Trung khi kéo quân ra Bắc đánh giặc nhà Thanh vào năm 1789 có câu liên quan đến tục nhuộm răng vì đây là một tập tục quan trọng trong văn hóa người Việt.

Đánh cho để dài tócĐánh cho để đen răngĐánh cho nó chích luân bất phảnĐánh cho nó phiến giáp bất hoàn...

Thợ nhuộm răng

Tục nhuộm răng có từ thuở xa xưa, nhưng chỉ thông dụng ở miền Trungmiền Bắc Việt Nam. Khi lên mười ba, mười bốn tuổi, mọi người đều thích nhuộm răng. Việc nhuộm răng trải qua nhiều giai đoạn, kéo dài từ một đến hai tuần và những thứ thuốc gia truyền thường được xem như một thứ gia bảo, người ngoài khó biết được công thức pha chế.

Ở nông thôn có người nhuộm răng gọi là "thầy", ông ta đi từ làng này sang làng khác để hành nghề. Ở Huế lại có các "bà thầy" nhuộm răng thường hành nghề cố định trong các chợ, như chợ Đông Ba có đến 5, 6 người hành nghề này. Họ có một cái sạp ngay giữa chợ, các chợ nhỏ như chợ Bến Ngự, chợ Bao Vinh, chợ An Cựu cũng có một đến hai "bà thầy" nhuộm răng.

Ở kinh đô Huế có bà thầy vừa hành nghề nhuộm răng vừa sản xuất thuốc nhuộm, thuốc xỉa... Muốn nhuộm răng phải ghi tên và đặt tiền cọc trước, có khi mất cả hàng tháng mới được nhuộm.

Văn chương

Trong văn chương thì tục nhuộm răng và răng đen của người phụ nữ được ca ngợi tôn vinh như một nét đẹp không thể thiếu được.

Răng đen ai nhuộm cho mìnhCho duyên mình đẹp, cho tình anh say? (Ca dao)

Răng đen là nét đáng yêu được xếp vào hàng thứ tư trong cái duyên của người con gái. Trong bài "Mười thương" của ca dao Việt Nam có đoạn:

Một thương tóc bỏ đuôi gà,Hai thương ăn nói mặn mà có duyên,Ba thương má lúm đồng tiền,Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua

Và để hấp dẫn, để sửa soạn, để trang điểm người con gái bao giờ cũng rất chú trọng đến hàm răng đen gợi cảm của mình:

Lấy chồng cho đáng tấm chồng,Bõ công trang điểm má hồng răng đen. (Ca dao)

Và:

Năm quan mua lấy miệng cườiMười quan chẳng tiếc, miệng người răng đen.(Ca dao)

Còn trong bài thơ "Bên kia sông Đuống" của Hoàng Cầm thì:

...Những cô hàng xén răng đenCười như mùa thu toả nắng...

Trong thành ngữ Việt Nam cũng có nhắc đến phong tục này

Con gà tốt mã về lông,Răng đen về thuốc, rượu nồng về men